Cắn móng tay, vứt đồ đạc lộn xộn trong nhà, không đánh răng trước khi đi ngủ… là các thói quen có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Còn trong khi sử dụng các thiết bị công nghệ, cũng có một số thói quen có thể gây tác động xấu đến nhiều mặt trong cuộc sống, từ sức khỏe, các mối quan hệ cho đến các trải nghiệm với chúng. Dưới đây là 10 thói quen như vậy.
1. Hớ hênh với đồ công nghệ

Điện thoại có thể “bốc hơi” trong lúc bạn đi vệ sinh
Hầu hết các vụ lấy cắp đồ công nghệ đều không được chuẩn bị kỹ càng, nói cách khác ý định lấy chúng chỉ lóe lên vài giây đồng hồ vì hung thủ thấy chúng quá hớ hênh. Chỉ vài phút bạn đi vệ sinh cũng đủ khiến chiếc điện thoại thân yêu của bạn “không từ mà biệt”.
Giải pháp: Hãy luôn để mắt đến đồ công nghệ ở những chỗ công cộng. Nếu cần thì bạn nên mang chúng theo kể cả lúc đi vệ sinh, còn nếu không tiện, đừng ngại nhờ nhân viên quán café trông hộ đồ trong vài phút bạn vắng mặt.
2. Vừa đi đường vừa nghe điện thoại
Đồ công nghệ luôn là hàng dễ tẩu tán ở thị trường chợ đen, do vậy chúng luôn là thứ dễ lọt vào tầm ngắm của những kẻ hành nghề “hai ngón”. Và khi đang mải cắm cúi với các status của bạn bè trên Facebook thì bạn chính là một con mồi béo bở của những tên trộm điện thoại.

Giải pháp: Hãy bỏ thói quen dùng điện thoại ở những nơi công cộng như bến tàu, bến xe hay những chỗ vắng người… Đặc biệt, nguy cơ sẽ được nhân lên nhiều lần nếu bạn vừa lái xe vừa nghe điện thoại, vừa dễ mất điện thoại còn gây nguy hiểm cho bản thân khi tham gia giao thông.
3. Dùng điện thoại khi tay bẩn
Nếu có trẻ con trong nhà, hẳn bạn đã từng dỗ chúng ăn bằng cách cho chúng nghịch điện thoại của bạn, và bạn sẽ được “khuyến mại” vô số vết bánh kẹo, socola và đủ thử đồ ăn trên bề mặt điện thoại.
Tuy nhiên đôi khi chúng ta cũng nhiệt tình không kém trẻ con trong việc… bôi bẩn điện thoại, chẳng hạn vừa ăn bỏng ngô vừa nhắn tin, lướt facebook hay chơi Temple Run… Nếu lúc đó có chuông điện thoại, bạn có dám áp nó lên mặt?

Đây là một trong những nguy cơ gây ra những nguy cơ đe dọa đến sức khỏe. Bạn có biết bàn phím máy tính còn bẩn hơn nhà vệ sinh vì đây chính là một trong những nơi trú ngụ lý tưởng của nhiều loại vi khuẩn có hại đối với sức khỏe. Nếu bạn giữ thói quen ở trên thì điện thoại của bạn cũng không khá hơn bàn phím máy tính là bao.
Giải pháp: Thường xuyên lau chùi điện thoại, máy tính bảng và các thiết bị màn hình cảm ứng khác với khăn mềm, nước làm sạch và để những vật dụng về sinh này ở những chỗ dễ thấy.
4. Không vệ sinh đồ công nghệ

Tương tự với các thiết bị màn hình cảm ứng, bạn cũng nên vệ sinh thường xuyên các thiết bị công nghệ hằng ngày, chẳng hạn như máy tính, laptop, máy in… Bụi bám quá dầy sẽ gây tắc nghẽn lỗ thông gió, gây nóng máy và về lâu dài sẽ làm giảm tuổi thọ của chúng. Bên cạnh đó, bụi bẩn cũng trở thành vật cản gây giảm hiệu suất ở những thiết bị chuyển động như quạt gió, đĩa cứng, ổ đĩa quang…
Giải pháp: Hãy đặt lịch vệ sinh đồ công nghệ định kỳ, có thể là từ một đến hai lần trong một năm dù bạn có sử dụng chúng hay không.
5. Ngồi sai tư thế
Bạn có thấy đau nhức bàn tay, cổ tay, khuỷu tay, cánh tay, vai, cổ hay lưng sau một ngày làm việc với máy tính? Nếu câu trả lời là có thì rất có thể bạn đang ngồi máy tính sai tư thế. Nghiêm trọng hơn, nếu ngày nào bạn cũng ngồi như vậy thì còn có thể sẽ bị hội chứng chấn thương RSI (tạm dịch là chấn thương do vận động lặp đi lặp lại quá mức) với những hệ lụy mà bạn có thể mang theo đến cuối cuộc đời.

Giải pháp: Để có một dáng ngồi đúng thì trước hết bạn cần có một môi trường làm việc thích hợp. Hãy điều chỉnh chiều cao của ghế ngồi sao cho đùi bạn song song với mặt đất, đầu gối giữ góc 90 độ và bàn chân vừa chạm mặt sàn. Màn hình cần đặt ngay ngắn ngang tầm mắt, đồng thời điều chỉnh bàn phím để cổ tay luôn ở vị trí song song với sàn nhà.
6. Làm việc nhiều giờ không nghỉ
Các ông bố bà mẹ đều muốn quản lý thời lượng sử dụng máy tính của con cái, nhưng bản thân họ lại ngồi hàng giờ trước laptop hay sử dụng smartphone mà quên cả nghỉ ngơi. Đây là thói quen xấu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Thứ nhất, giữ nguyên một tư thế trong một thời gian dài có thể tác động đến hàng loạt cơ quan trong cơ thể như các khớp xương, hệ cơ hay hệ tuần hoàn. Bên cạnh đó, nhìn vào màn hình hàng tiếng đồng hồ cũng sẽ khiến cho mắt căng thẳng và sớm muộn gì cũng sẽ ảnh hưởng đến thị lực của bạn.
Giải pháp: Hãy cài đặt trên máy tính và điện thoại những ứng dụng nhắc nhở bạn nghỉ ngơi sau một khoảng thời gian làm việc. Một cách khác cũng hiệu quả không kém là đặt một cốc nước lớn tại bàn làm việc và thỉnh thoảng lại nhấp một ngụm, vì đi vệ sinh cũng là cách giải lao không tồi.
7. Đặt laptop trên đùi
Với lượng nhiệt mà laptop tỏa ra, sẽ không có vấn đề gì nếu bạn đặt nó lên bàn làm việc. Nhưng nếu đặt laptop trên đùi lại là vấn đề hoàn toàn khác, với các hệ quả như khô da, bỏng… Đặc biệt nếu bạn là nam giới thì cần cẩn thận hơn nữa vì việc tiếp xúc quá lâu với nguồn nhiệt tỏa ra từ laptop có thể sẽ làm giảm lượng “tinh binh” của họ.

Giải pháp: Nếu phòng bạn không đủ chỗ để kê bàn làm việc, hãy kiếm lấy một chiếc bàn học mini, vừa ngăn cản nhiệt tỏa vào cơ thể, lại vừa ép cơ thể ngồi làm việc đúng tư thế.
8. Quên sao lưu dữ liệu
Một ngày nào đó, ổ cứng của bạn đột nhiên dở chứng, máy tính nhiễm virus, hay tệ hơn là bị mất trộm. Trong trường hợp nào thì bạn cũng phải đối diện với việc mất dữ liệu trong máy, và bạn chỉ còn biết than trách bản thân vì chưa kịp sao lưu dữ liệu.
Đôi khi chúng ta quá xem nhẹ việc sao lưu dữ liệu cá nhân của mình. Bạn có đồng ý với tôi rằng, khi bạn có một vật gì đó trong tay, giá trị của nó chỉ là 1, nhưng khi mất nó, bạn sẽ thấy giá trị của nó như nhân lên gấp 10 vậy.
Giải pháp: Nếu chưa sao lưu dữ liệu thì khi đọc đến đây, chắc hẳn bạn biết bạn nên làm gì. Hiên nay có rất nhiều dịch vụ giúp bạn tự động đồng bộ dữ liệu máy tính với hê thống lưu trữ đám mây, bất kể bạn đang dùng máy tính cá nhân, máy tính bảng hay một chiếc smartphone. Trong đó, CrashPlan là một công cụ được khá nhiều người tin tưởng và sử dụng.
Tải phần mềm CrashPlan.
Bạn có thể xem hướng dẫn sử dụng CrashPlan tại link trên.
9. Dùng đi dùng lại một mật khẩu
Đây là thói quen của không ít người dùng máy tính hiện nay. Làm sao mà bạn nhớ được 100 mật khẩu khác nhau cho 100 tài khoản tại các diễn đàn hay mạng xã hội mà bạn tham gia? Thay vào đó, bạn chọn cách dễ dàng hơn nhiều, đó là dùng đi dùng lại một mật khẩu cho tất cả các tài khoản mà bạn có.

Độ mạnh của mật khẩu chỉ là cách nói tương đối. Hãy tưởng tượng trong một ngày xấu trời, một diễn đàn mà bạn tham gia rất nhiệt tình đột nhiên bị hack, thì những thành viên nhiệt tình như bạn sẽ là những đối tượng đầu tiên mà hacker để ý đến, và việc lấy mật khẩu đối với chúng dễ như trở bàn tay.
Giải pháp: Bạn vẫn có thể sử dụng một mật khẩu, nhưng thay vì dùng đi dùng lại, bạn hãy lấy đó làm gốc và thêm vào các đặc điểm nhận dạng của các diễn đàn hay mạng xã hộ mà bạn tham gia. Chẳng hạn, nếu mật khẩu gốc của bạn là 123456, thì khi tham gia Facebook, bạn có thể đặt là 123456fb, còn khi đăng nhập Twitter, mật khẩu sẽ là 123456tw…
10. Dùng chung tài khoản với người khác
Khi cho con trẻ dùng máy tính, các ông bố bà mẹ thường cho chúng dùng chung máy tính và tài khoản với mình để dễ bề quản lý. Tuy nhiên việc này đôi khi phát sinh các vấn đề mà họ không thể lường trước: một vài tài liệu quan trọng bỗng dưng biến mất, các địa chỉ thường xuyên truy cập cũng không cánh mà bay, còn cấp trên thì không hiểu vì sao họ lại gửi đến ông ta hàng loạt email mà chẳng hề có nội dung gì.
Giải pháp: Việc tạo thêm một hay một vài tài khoản trong Windows là việc không khó, do vậy hãy tạo cho từng người một tài khoản riêng biệt. Tất nhiên bạn vẫn có thể kiểm soát hoạt động của các tài khoản khác khi cần thiết, vì trong tay bạn là tài khoản cấp quản trị. Chẳng hạn đối với con trẻ, hãy tạo cho chúng tài khoản thường (Standard User) để bảo đảm rằng chúng không tự tiện cài đặt các phần mềm mà không có sự cho phép của bạn.
1. Hớ hênh với đồ công nghệ

Điện thoại có thể “bốc hơi” trong lúc bạn đi vệ sinh
Hầu hết các vụ lấy cắp đồ công nghệ đều không được chuẩn bị kỹ càng, nói cách khác ý định lấy chúng chỉ lóe lên vài giây đồng hồ vì hung thủ thấy chúng quá hớ hênh. Chỉ vài phút bạn đi vệ sinh cũng đủ khiến chiếc điện thoại thân yêu của bạn “không từ mà biệt”.
Giải pháp: Hãy luôn để mắt đến đồ công nghệ ở những chỗ công cộng. Nếu cần thì bạn nên mang chúng theo kể cả lúc đi vệ sinh, còn nếu không tiện, đừng ngại nhờ nhân viên quán café trông hộ đồ trong vài phút bạn vắng mặt.
2. Vừa đi đường vừa nghe điện thoại
Đồ công nghệ luôn là hàng dễ tẩu tán ở thị trường chợ đen, do vậy chúng luôn là thứ dễ lọt vào tầm ngắm của những kẻ hành nghề “hai ngón”. Và khi đang mải cắm cúi với các status của bạn bè trên Facebook thì bạn chính là một con mồi béo bở của những tên trộm điện thoại.

Giải pháp: Hãy bỏ thói quen dùng điện thoại ở những nơi công cộng như bến tàu, bến xe hay những chỗ vắng người… Đặc biệt, nguy cơ sẽ được nhân lên nhiều lần nếu bạn vừa lái xe vừa nghe điện thoại, vừa dễ mất điện thoại còn gây nguy hiểm cho bản thân khi tham gia giao thông.
3. Dùng điện thoại khi tay bẩn
Nếu có trẻ con trong nhà, hẳn bạn đã từng dỗ chúng ăn bằng cách cho chúng nghịch điện thoại của bạn, và bạn sẽ được “khuyến mại” vô số vết bánh kẹo, socola và đủ thử đồ ăn trên bề mặt điện thoại.
Tuy nhiên đôi khi chúng ta cũng nhiệt tình không kém trẻ con trong việc… bôi bẩn điện thoại, chẳng hạn vừa ăn bỏng ngô vừa nhắn tin, lướt facebook hay chơi Temple Run… Nếu lúc đó có chuông điện thoại, bạn có dám áp nó lên mặt?

Đây là một trong những nguy cơ gây ra những nguy cơ đe dọa đến sức khỏe. Bạn có biết bàn phím máy tính còn bẩn hơn nhà vệ sinh vì đây chính là một trong những nơi trú ngụ lý tưởng của nhiều loại vi khuẩn có hại đối với sức khỏe. Nếu bạn giữ thói quen ở trên thì điện thoại của bạn cũng không khá hơn bàn phím máy tính là bao.
Giải pháp: Thường xuyên lau chùi điện thoại, máy tính bảng và các thiết bị màn hình cảm ứng khác với khăn mềm, nước làm sạch và để những vật dụng về sinh này ở những chỗ dễ thấy.
4. Không vệ sinh đồ công nghệ

Tương tự với các thiết bị màn hình cảm ứng, bạn cũng nên vệ sinh thường xuyên các thiết bị công nghệ hằng ngày, chẳng hạn như máy tính, laptop, máy in… Bụi bám quá dầy sẽ gây tắc nghẽn lỗ thông gió, gây nóng máy và về lâu dài sẽ làm giảm tuổi thọ của chúng. Bên cạnh đó, bụi bẩn cũng trở thành vật cản gây giảm hiệu suất ở những thiết bị chuyển động như quạt gió, đĩa cứng, ổ đĩa quang…
Giải pháp: Hãy đặt lịch vệ sinh đồ công nghệ định kỳ, có thể là từ một đến hai lần trong một năm dù bạn có sử dụng chúng hay không.
5. Ngồi sai tư thế
Bạn có thấy đau nhức bàn tay, cổ tay, khuỷu tay, cánh tay, vai, cổ hay lưng sau một ngày làm việc với máy tính? Nếu câu trả lời là có thì rất có thể bạn đang ngồi máy tính sai tư thế. Nghiêm trọng hơn, nếu ngày nào bạn cũng ngồi như vậy thì còn có thể sẽ bị hội chứng chấn thương RSI (tạm dịch là chấn thương do vận động lặp đi lặp lại quá mức) với những hệ lụy mà bạn có thể mang theo đến cuối cuộc đời.

Giải pháp: Để có một dáng ngồi đúng thì trước hết bạn cần có một môi trường làm việc thích hợp. Hãy điều chỉnh chiều cao của ghế ngồi sao cho đùi bạn song song với mặt đất, đầu gối giữ góc 90 độ và bàn chân vừa chạm mặt sàn. Màn hình cần đặt ngay ngắn ngang tầm mắt, đồng thời điều chỉnh bàn phím để cổ tay luôn ở vị trí song song với sàn nhà.
6. Làm việc nhiều giờ không nghỉ
Các ông bố bà mẹ đều muốn quản lý thời lượng sử dụng máy tính của con cái, nhưng bản thân họ lại ngồi hàng giờ trước laptop hay sử dụng smartphone mà quên cả nghỉ ngơi. Đây là thói quen xấu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Thứ nhất, giữ nguyên một tư thế trong một thời gian dài có thể tác động đến hàng loạt cơ quan trong cơ thể như các khớp xương, hệ cơ hay hệ tuần hoàn. Bên cạnh đó, nhìn vào màn hình hàng tiếng đồng hồ cũng sẽ khiến cho mắt căng thẳng và sớm muộn gì cũng sẽ ảnh hưởng đến thị lực của bạn.
Giải pháp: Hãy cài đặt trên máy tính và điện thoại những ứng dụng nhắc nhở bạn nghỉ ngơi sau một khoảng thời gian làm việc. Một cách khác cũng hiệu quả không kém là đặt một cốc nước lớn tại bàn làm việc và thỉnh thoảng lại nhấp một ngụm, vì đi vệ sinh cũng là cách giải lao không tồi.
7. Đặt laptop trên đùi
Với lượng nhiệt mà laptop tỏa ra, sẽ không có vấn đề gì nếu bạn đặt nó lên bàn làm việc. Nhưng nếu đặt laptop trên đùi lại là vấn đề hoàn toàn khác, với các hệ quả như khô da, bỏng… Đặc biệt nếu bạn là nam giới thì cần cẩn thận hơn nữa vì việc tiếp xúc quá lâu với nguồn nhiệt tỏa ra từ laptop có thể sẽ làm giảm lượng “tinh binh” của họ.

Giải pháp: Nếu phòng bạn không đủ chỗ để kê bàn làm việc, hãy kiếm lấy một chiếc bàn học mini, vừa ngăn cản nhiệt tỏa vào cơ thể, lại vừa ép cơ thể ngồi làm việc đúng tư thế.
8. Quên sao lưu dữ liệu
Một ngày nào đó, ổ cứng của bạn đột nhiên dở chứng, máy tính nhiễm virus, hay tệ hơn là bị mất trộm. Trong trường hợp nào thì bạn cũng phải đối diện với việc mất dữ liệu trong máy, và bạn chỉ còn biết than trách bản thân vì chưa kịp sao lưu dữ liệu.
Đôi khi chúng ta quá xem nhẹ việc sao lưu dữ liệu cá nhân của mình. Bạn có đồng ý với tôi rằng, khi bạn có một vật gì đó trong tay, giá trị của nó chỉ là 1, nhưng khi mất nó, bạn sẽ thấy giá trị của nó như nhân lên gấp 10 vậy.
Giải pháp: Nếu chưa sao lưu dữ liệu thì khi đọc đến đây, chắc hẳn bạn biết bạn nên làm gì. Hiên nay có rất nhiều dịch vụ giúp bạn tự động đồng bộ dữ liệu máy tính với hê thống lưu trữ đám mây, bất kể bạn đang dùng máy tính cá nhân, máy tính bảng hay một chiếc smartphone. Trong đó, CrashPlan là một công cụ được khá nhiều người tin tưởng và sử dụng.
Tải phần mềm CrashPlan.
Bạn có thể xem hướng dẫn sử dụng CrashPlan tại link trên.
9. Dùng đi dùng lại một mật khẩu
Đây là thói quen của không ít người dùng máy tính hiện nay. Làm sao mà bạn nhớ được 100 mật khẩu khác nhau cho 100 tài khoản tại các diễn đàn hay mạng xã hội mà bạn tham gia? Thay vào đó, bạn chọn cách dễ dàng hơn nhiều, đó là dùng đi dùng lại một mật khẩu cho tất cả các tài khoản mà bạn có.

Độ mạnh của mật khẩu chỉ là cách nói tương đối. Hãy tưởng tượng trong một ngày xấu trời, một diễn đàn mà bạn tham gia rất nhiệt tình đột nhiên bị hack, thì những thành viên nhiệt tình như bạn sẽ là những đối tượng đầu tiên mà hacker để ý đến, và việc lấy mật khẩu đối với chúng dễ như trở bàn tay.
Giải pháp: Bạn vẫn có thể sử dụng một mật khẩu, nhưng thay vì dùng đi dùng lại, bạn hãy lấy đó làm gốc và thêm vào các đặc điểm nhận dạng của các diễn đàn hay mạng xã hộ mà bạn tham gia. Chẳng hạn, nếu mật khẩu gốc của bạn là 123456, thì khi tham gia Facebook, bạn có thể đặt là 123456fb, còn khi đăng nhập Twitter, mật khẩu sẽ là 123456tw…
10. Dùng chung tài khoản với người khác
Khi cho con trẻ dùng máy tính, các ông bố bà mẹ thường cho chúng dùng chung máy tính và tài khoản với mình để dễ bề quản lý. Tuy nhiên việc này đôi khi phát sinh các vấn đề mà họ không thể lường trước: một vài tài liệu quan trọng bỗng dưng biến mất, các địa chỉ thường xuyên truy cập cũng không cánh mà bay, còn cấp trên thì không hiểu vì sao họ lại gửi đến ông ta hàng loạt email mà chẳng hề có nội dung gì.
Giải pháp: Việc tạo thêm một hay một vài tài khoản trong Windows là việc không khó, do vậy hãy tạo cho từng người một tài khoản riêng biệt. Tất nhiên bạn vẫn có thể kiểm soát hoạt động của các tài khoản khác khi cần thiết, vì trong tay bạn là tài khoản cấp quản trị. Chẳng hạn đối với con trẻ, hãy tạo cho chúng tài khoản thường (Standard User) để bảo đảm rằng chúng không tự tiện cài đặt các phần mềm mà không có sự cho phép của bạn.
0 nhận xét:
Post a Comment